1. Santal (Đàn hương)
Vốn là một loại cây bản xứ nơi vùng núi Nam Ấn Độ, có nguồn gốc thuần Đông Nam Á. Có khoảng 90% lượng tinh dầu gỗ đàn hương được chiết xuất tại Ấn Độ. Loại tinh dầu này thuộc vào nhóm hương gỗ phương Đông, đem lại sự mạnh mẽ, dày dặn và có nét giống hương sữa bởi độ béo ngậy vốn có.
Mùi hương thơm của gỗ đàn hương dễ dàng kết hợp cùng với một số mùi hương quen thuộc khác khi chế tạo nước hoa như hương hoa oải hương, cam bergamot, tiêu đen, hoa phong lữ,...
Khác với các hương thơm gỗ khác, đàn hương đem lại mùi thơm không quá nồng, khá dịu nhẹ tạo độ thư giãn cho người sử dụng. Vì lý do này nên mặc dù thuộc nhóm hương gỗ mang đặc trưng dành cho phái mạnh thì đàn hương vẫn thường được sử dụng để chế tạo nên các chai nước hoa nữ.
2. Patchouli (Hoắc hương)
Mùi hương của hoắc hương được phân loại vào nhóm hương gỗ bởi đặc trưng khô và ấm áp tựa như những loài gỗ quý. Hoắc hương vốn là một loại cây bụi phát triển chủ yếu ở Ấn Độ, được chiết xuất tinh dầu từ lá cây.
Tinh dầu của cây hoắc hương được chiết xuất thông qua một quá trình chưng hơi cách thủy và chiết xuất CO2 từ lá khô. Tinh dầu này mang mùi hương đặc chưng của các loại cây thảo mộc hòa quyện có chút hương vị của gỗ cây bạc hà, mùi hương có chút trầm ấm và khá ngọt ngào. Cũng nhờ vào sự nồng nàn trong hương thơm, độ lưu hương bền nên hầu như hoắc hương được sử dụng để chế tạo ra lớp hương cuối của các loại nước hoa.
Mùi thơm của hoắc hương kết hợp khá tốt với hương thơm của cỏ hương bài, hoa hồng, oải hương và một số hương thơm đặc trưng của phương Đông.
3. Vertiver (cỏ hương bài)
Tương tự như hoắc hương, cỏ hương bài được xếp vào nhóm hương gỗ là nhờ vào đặc trưng mùi hương khô, mốc mang theo mùi hương của gỗ cùng so-co-la đắng và mùi khói. Loại hương này khá phổ biến trong các loại nước hoa sản xuất cho nam giới.
Tinh dầu của cỏ hương bài được tạo qua một quá trình chưng hơi cách thủy rễ. Bởi bộ rễ của cây tỏa ra một mùi hương Citrus dễ chịu và tươi mát. Cỏ hương bài thường đem đến một mùi hương hơi hướng cổ điển, mạnh mẽ và sang trọng. Nên vì vậy người ta sẽ kết hợp cùng với hương thơm của hổ phách, da thuộc,...
4. Cedar (gỗ tuyết tùng)
Gỗ tuyết tùng vốn là một chi của loại cây hạt trần trong họ nhà thông. Đây là loài cây bản xứ của Himalaya và vùng Địa Trung Hải. Tinh dầu của cây gỗ tuyết tùng được xem là nguyên liệu cổ điển, lâu đời nhất trong việc chế tạo nước hoa nam. Mùi hương của gỗ tuyết tùng khá độc đáo, có mùi vị cay nhẹ và thường được sử dụng làm lớp nền trong các chai nước hoa.
Tinh dầu của loại cây này được chiết xuất chỉ yếu qua lá, một số ít ở thân và bộ rễ. Mùi hương của cây gỗ tuyết tùng các tác dụng cân bằng năng lượng trong cơ thể và làm dịu, khơi dây tinh thần, nhiệt huyết cho người sử dụng. Khi được chế tạo thành nước hoa, mùi hương tạo nên cảm giác khô ấm đặc trưng nên thường được dùng ở tầng hương giữa.
Trong những lọ nước hoa hiện đại thì gỗ tuyết tùng vẫn là một nguyên liệu quen thuộc và phổ biến.
5. Oud (gỗ trầm hương)
Gỗ trầm hương là chất được tiết ra ở các loại cây thuộc vào họ Aquilaria để chống lại các loại bệnh. Loại gỗ này mang nét hương mạnh mẽ, đậm đà và trầm ấm. Nổi tiếng là loại gỗ quý giá đắt bậc nhất nên trong các loại nước hoa trên thị trường, hương thơm của gỗ trầm hương hầu hết đều là từ nhân tạo.
Loại gỗ này vốn được hình thành nhờ vào phản ứng với các vi sinh vật và nấm mốc khi bị xâm nhập và tấn công vào thân cây. Thân cây tiết ra một loại dầu ngay tại vết thương để bảo vệ cây, loại chất này có mùi hương đặc biệt và sẽ cứng lại, ngả sang màu vàng sau một khoảng thời gian nhất định.
Vốn được miêu tả là một mùi hương ngọt ngào, sâu lắng và cân bằng nên ở Trung Quốc hầu hết việc sử dụng loại gỗ này chỉ diễn ra tại các lễ hội hay các nghi lễ. Từ rất lâu trước đây, gỗ trầm hương đã được triết xuất và sử dụng chay như một loại nước hoa tại đất nức và con người Ả Rập.
Hello World! https://owklk7.com?hs=a0b5de46403d2b59ec56ca39029b6661& Trả lời
18/11/202221t3lk